Kỹ thuật giật bóng bàn được không ít người chơi quan tâm đây chính là một loại tấn công khiến cho bóng có độ xoáy và vòng cung rất lớn. Hãy cùng threewaychili.com tìm hiểu về kỹ thuật giật bóng khi chơi bóng bàn trong bài viết sau đây nhé!
Bóng bàn là một trong những môn thể thao có thể giúp cho người chơi rèn luyện được sức khỏe đồng thời còn giúp tăng phản xạ và khả năng phán đoán. Chính vì thế mà trong một vài năm gần đây có rất nhiều người quan tâm đến môn thể thao này.
Trong tất cả các kỹ thuật chơi bóng bàn như kỹ thuật cắt bóng, kỹ thuật phát bóng và kỹ thuật giật bóng thì kỹ thuật quan trọng nhất được hầu hết tất cả người chơi luyện tập rất nhiều chính là kỹ thuật giật bóng bàn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc đam mê môn thể thao này những thông tin cần biết về kỹ thuật giật bóng cơ bản.
Kỹ thuật giật bóng bàn
Tìm hiểu về kỹ thuật giật bóng
Có thể nói giật bóng là một trong số những kỹ thuật nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người chơi nghiệp dư và cả vận động viên chuyên nghiệp cũng thường hay sử dụng trong khi thi đấu.
Đây là một trong những kỹ thuật tấn công rất bất ngờ. Ưu điểm của kỹ thuật này chính là độ xoáy của bóng rất lớn, vòng cung cao làm cho đối thủ rất khó phán đoán được hướng đi của bóng, cùng với đó là khả năng bóng rơi vào bàn rất lớn. Sau khi bóng rơi xuống bàn sẽ có công kích lớn bởi lực bật rất mạnh.
Người chơi thường Sử dụng kỹ thuật này để chuyển từ bị động sang thế tấn công hoặc chủ động tấn công đối phương khi đôi bên đang giằng co về điểm số khiến cho đối phương không kịp ứng phó.
Khi sử dụng kỹ thuật giật bóng có thể đáp trả được những pha bóng xoáy xuống hoặc bóng thấp, Chính vì thế nó có lợi thế hơn rất nhiều so với tấn công nhanh đây chính là thời cơ để phát động tấn công. Khi đối phương cắt bóng, tấn công nhanh hay bất kỳ một kỹ thuật nào khác thì sử dụng kỹ thuật giật bóng sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
Do vợt ngang nên dù bạn thuận tay trái hay tay phải đều rất thuận lợi thực hiện được kỹ thuật này. Đối với vợt dọc thì những người thuận tay trái sẽ có góc độ nghiêng trước của mặt vợt nên rất khó có thể đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì thế hầu hết các vận động viên khi sử dụng kỹ thuật giật bóng đều dùng vợt ngang.
Các giai đoạn giật bóng
Giai đoạn chuẩn bị
Đặt chân phải phía sau và chân trái phía trước (những người thuận tay trái thì đảo ngược lại 2 chân), hai chân chân để rộng hơn vai, giữ thân người tạo thành một góc 45 độ với biên ngang của bàn, giữ cẳng tay và cánh tay một góc khoảng 150-160 độ, góc giữa thân người và cánh tay khoảng 45 độ và đặc biệt là phải để vai phải thả lỏng và thấp hơn so với vai trái.
Giai đoạn đánh bóng
Khi đối phương đánh bóng sang phần bàn của mình, ở giai đoạn 3-4 phần của vòng cung chính là điểm cao nhất rơi xuống, người chơi cần phải nhanh chóng lăng vợt từ phía sau ra trước, sang trái, lên trên. Lúc này lực tác động vào bóng chính là hợp lực của xoay hông, đạp chân, lắc cổ tay, gập cẳng tay tạo ra ma sát rất lớn. Bạn phải đạt được tốc độ tối đa khi vợt chạm vào bóng. Muốn vợt tiếp xúc được ở “Giữa dưới” hay “giữa trên” sẽ còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng kỹ thuật giật vồng hay giật xung.
Giai đoạn kết thúc
Sau khi tiếp xúc với bóng thì phải giảm dần tốc độ của vợt và kết thúc ở đuôi mắt trái (với những người thuận tay trái thì sẽ kết thúc ở đuôi mắt phải). Trọng tâm của cơ thể sẽ chuyển dần sang chân trái và nhanh chóng trở lại tư thế chuẩn bị ban đầu.
Những điều cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật giật bóng
- Để có được độ ma sát cao thì nên sử dụng vợt mút
- Do khả năng tiếp xúc của giật bóng rất nhỏ nên phải tiếp xúc bóng một cách thích hợp
- Người chơi sẽ phải phán đoán được tính chất xoáy, điểm rơi, mức độ xoáy, tốc độ xoay để để có khoảng cách và cách dùng lực phù hợp nhất
- Phải tập trung lực khi đánh vào bóng để có thể tạo ra lực đột biến nhanh (lực đột biến là lực được tạo ra trong một thời gian ngắn, tức thời và có lực rất lớn)
- Chú ý trong việc chuyển trọng tâm, nếu khi dùng lực mà chuyển quá nhiều trọng tâm sẽ làm cho bạn bị mất trọng tâm và rất khó thực hiện được những cú đánh tiếp theo
- Sau khi giật bóng xong hãy nhanh chóng thả lỏng cơ thể và quay về tư thế chuẩn bị
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật giật bóng bàn
Ưu điểm
- Kỹ thuật giật bóng bàn đối phó rất tốt với những cú bóng xoáy xuống, nhất là khi đối phương có lối đánh phòng thủ
- Dễ làm cho đối phương cảm thấy lúng túng vì sức xoáy mạnh và điểm rơi biến hóa
- Kỹ thuật này có hiệu quả rất tốt trong những thời điểm căng thẳng do đường vòng cung của bóng ổn định. Không những thế, do mức độ xoáy của bóng rất lớn nên dễ khiến cho đối phương cảm thấy hoang mang và lúng túng, …
Hiện nay có rất nhiều vận động viên bóng bàn đã sử dụng kỹ thuật giật bóng bàn như một thủ pháp chủ yếu trong khi thi đấu.
Nhược điểm
- Khó thực hiện được kỹ thuật này khi đối phương có lối tấn công nhanh
- Tốc độ bay của bóng chậm nên đối phương sẽ có thời gian chuẩn bị
Các loại kỹ thuật giật bóng hiện nay
Hiện nay có 5 loại kỹ thuật giật bóng bàn được sử dụng phổ biến đó là:
- Giật xung (giật bắn)
- Giật vồng (giật cầu vồng)
- Giật xoáy ngang (giật ứng dụng)
- Giật đối lại
- Giật xoáy xuống
Với những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng chơi bóng bàn bằng phản xạ thôi là chưa đủ mà chúng ta còn cần phải sử dụng đến những lối đánh kỹ thuật và cụ thể là phải thay đổi cách đánh. Việc luyện tập theo phản xạ thường xuyên xảy ra trong những trường hợp khi tập bằng bóng cố định thì thực hiện kỹ thuật giật tốt, nhưng đến khi vào thi đấu, các cú đánh bóng đa dạng thì tỷ lệ bóng hỏng là rất lớn.