Bơi bướm là bơi úp ngực xuống nước, tay có động tác vẫy tương xứng nhau còn chân đạp cá heo. Đây là kiểu bơi khá khó, nhất là với những người mới bắt đầu học bơi vì nó không chỉ đòi hỏi thể lực tốt mà còn đòi kỹ thuật cao.
Bơi bướm có tác dụng gì
Bơi lội là một bộ môn thể thao có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bơi lội giúp đốt cháy calo từ đó giúp giảm cân, giữ dáng, đặc biệt giúp cải thiện chiều cao hiệu quả. Vì vậy đây là bộ môn được nhiều cha mẹ cho bé đi học và được nhiều giới trẻ chọn học để làm đẹp vóc dáng.
Có rất nhiều kiểu bơi: bơi trườn sấp, bơi ngửa, bơi ếch,…Những kiểu bơi này khá dễ với người mới còn bơi bướm khó hơn nhiều. (Kiểu bơi này xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1933, bắt nguồn từ bơi ếch).Tuy nhiên nếu biết áp dụng các kỹ thuật dưới đây thì mọi động tác của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bơi bướm có tác dụng gì?
Bơi bướm sẽ giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện cảm giác nước. Kiểu bơi này hứa hẹn sẽ đẹp mắt và thú vị hơn nhiều khi đã quen với các động tác. Kiểu bơi này rất cần đến sự sự phối hợp chân tay và các bộ phận khác một cách nhịp nhàng. Chỉ cần nhớ câu cửa miệng “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” thì sẽ hình dung dễ dàng các động tác hơn và có thể thực hiện chuẩn xác hơn.
Mẹo: Người mới tập bơi phải tập luyện kỹ thuật bơi ếch, bơi sải cho thành thạo đã vì bơi bướm là kiểu bơi kết hợp hai kỹ thuật trên.
Kỹ thuật bơi bướm cần biết
Tư thế khi bơi bướm
Như đã nói đặc tính của bơi bướm là nhịp điệu. Muốn có nhịp điệu thì phải làm đúng tư thế. Khi bơi bướm thì phải bơi bằng thân nên tư thế có thể nhớ sơ sơ là từ vai “Vai xuống – hông nhô cao; vai cao – hông hạ thấp”. Vậy tốc độ bao nhiêu là đúng? Hãy uốn cơ thể để nước di chuyển qua, không được uốn quá sâu cũng không được uốn quá cạn hay cắt bớt sóng, chỉ đủ để một lượng nước vừa phải xuyên qua.
Lỗi sai hay mắc phải: không phối hợp được tay chân nên làm mất nhịp điệu khiến sóng bị giật và không đẹp mắt ở phần thân
Tập chân
Sau khi định hình được tư thế thì bước tiếp theo là tập chân.
Cách thực hiện không quá khó: Không được tách rời hai chân mà kết hợp làm một cùng với việc uốn sóng tự nhiên, đạp lên xuống, về sau càng đạp với tốc độ nhanh, mạnh và cuối cùng thì duỗi chân thẳng rồi kết thúc.
Khi nào thì thực hiện việc đạp chân?
- Chân 1: Đạp chân 1 khi hông cao hơn đầu và vai, tay vào nước. Chú ý trong lần đập đầu tiên thì hông phải lướt trên mặt nước.
- Chân 2: Hông cao, tay quạt lên rồi di chuyển trên không. Động tác này kết hợp với chân duỗi khiến đẩy cơ thể tiến về phía trước lâu hơn.
Những sai lầm hay gặp:
+ Đập chân so le.
+ Đưa chân lên mà không đập vút mạnh xuống.
+ Chỉ gập phần đầu gối rồi co chân lên (đúng kỹ thuật phải là đập lên bằng mặt sau của đầu gối).
+ Chỉ đập một chân trong chu kỳ tay.
+ Không tăng tốc ở giai đoạn cuối trong khi đoạn này cần đập nhanh, phát ra những tiếc “vút vút”.
Gập đầu gối nhanh chóng, vội vã nên quên mất tư thế bay.
Kỹ thuật bơi bướm hiệu quả
Tập tay
Tập chân xong rồi tập tay với các động tác không quá khó khăn.
Cách thực hiện: quạt tay hình chữ Y hoặc lỗ khóa.
- Vào nước: vị trí ngay vai, bạn càng hướng lòng bàn tay ra ngoài thì càng có sức mạnh để nước vào ở trục giữa.
- Quạt ra ngoài: duỗi vai để đưa ray ra phía bên ngoài và hướng lên trên mặt nước. Động tác này hay còn gọi là (tỳ nước) ấn ngực, giữ cao cùi chỏ và vì đầu nằm phía bên dưới của cánh tay nên bạn không thể nhìn được bàn tay của mình.
- Quạt vào trong: Chỉ bắt đầu động tác này khi bước đập chân đến bề mặt nước.
- Quạt lên: quạt càng nhanh khi về sau.
- Vung trên không: thẳng tay, đưa lên khỏi mặt nước, Khi vung qua đầu thì cánh tay có thể hơi gập.
Sai lầm thường gặp:
- Người bơi không tách được phần vai rộng ra trước khi kéo theo hình lỗ khóa.
- Không quạt tay tăng tốc ở giai đoạn cuối.
Phối hợp cơ thể
Như đã nói ngay từ phần đâu, chỉ cần nhớ câu “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” là bạn sẽ biết cach kết hợp các động tác tay, chân, hông đúng và chính xác, từ đó nhìn chuyên nghiệp, đẹp mắt hơn.Khi nước vào thì hãy cố gắng để đầu, thân và phần cánh tay nằm trê một đường thẳng từ đầu đến cuối.
Đầu
Những người bơi bướm lâu năm cho rằng đầu chính là yếu tố quyết định đến sự sống còn. Nếu biết kết hợp chuẩn xác từ đầu đến tay rồi chân, giữ cho hông luôn nhô cao. Bởi lẽ nếu hông không nhô thì tốc độ bơi sẽ chậm chạp hơn. Hãy giữ đầu thẳng trong suốt thời gian bơi lội kết hợp đồng thời:
- Mặt nhìn xuống khi tay đang quạt ra ngoài
- Cằm nâng lên, mắt nhìn thẳng khi tay quạt vào trong
- Cằm phải nhô lên trên mặt nước trong khi tay đang quạt lên (về sau – ra ngoài).
- Đầu cuối xuống khi tay vung ngang vai để tay vào nước đổ vào nước theo trọng lực (điều này giúp hỗ trợ chuyển động sóng của cơ thể).
Những sai lầm thường gặp: đầu chưa cúi xuống khi tay vung ngang vai trong khi quy tắc là đầu phải xuống trước.
Thở
Không phải do tay mà do sức lực của các động tác chân sẽ quyết định đến việc thở của bạn. Kỹ thuật bơi bướm quan trọng là thở khi đang bay và kết hợp với chân để không làm mất tư thế. Tốt nhất là nên nín rồi thở để giữ tư thế và nên đưa cằm hướng về phía trước khi thở. Không nên thở quá nhiều so với chu kì trên nếu không sẽ cảm thấy như bạn đang thở dốc.
Tóm lại, bơi bướm mệt hơn nhiều so với bơi sải, cũng nhanh bị đuối sức hơn so với bơi ếch nhưng lại có những động tác đẹp mắt, giúp cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Hãy kiên trì học tập để nhận được những thành quả xứng đáng nhé. Chúc các bạn học bơi thành công.